Tuổi thơ Phụ_nữ_ở_Athens_Cổ_điển

Trẻ em gái ở Athens xưa kia thường chơi búp bê để giải trí. Plangon, cô bé được khắc họa trên bia đá này, đang cầm một con búp bê bên tay phải.

Tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở Athens cổ điển rất cao; ước tính xấp xỉ 25% ngay lúc sinh và không lâu sau lúc sinh.[16] Ngoài rủi ro sảy thai, người Athens xưa còn có tập tục giết trẻ sơ sinh; theo Sarah Pomeroy, bé gái thường bị giết bỏ nhiều hơn là bé trai.[17] Donald Engels biện luận rằng tỉ lệ giết bé gái cao là điều "bất khả dĩ về mặt nhân khẩu",[18] song nhiều nhà nghiên cứu đã bác bỏ lập luận này.[19][chú thích 1] Tuy các học giả đã nỗ lực xác định chính xác tỉ lệ giết trẻ gái sơ sinh, Cynthia Patterson cho rằng cách tiếp cận này là lầm lối; thay vào đó bà mong muốn các học giả tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của tập tục này đối với xã hội Athens, cũng như các ảnh hưởng nó đối với xã hội ấy.[21]

Janet Burnett Grossman nhận thấy rằng bé gái cũng có vẻ được tưởng niệm thường xuyên như bé trai trên các bia mộ Attic còn sót lại, song nhiều học giả trước đó khẳng định bé trai được tưởng niệm thường xuyên gấp hai lần.[22] Nếu sống sót qua giai đoạn sơ sinh, trẻ em ở Athens cổ điển sẽ được đặt tên trong một nghi lễ (dekate) kéo dài mười ngày sau sinh.[23] Các lễ mừng tuổi về sau thường xoay quanh bé trai nhiều hơn.[24]

Trẻ em gái ở Athens cổ điển bắt đầu có kinh nguyệt khi lên 14 tuổi, cũng là thời điểm chúng xuất giá.[25] Người Athens xưa thương tiếc những bé gái mất trước tuổi lấy chồng vì chưa kịp chạm mốc trưởng thành. Các bình tùy táng dành cho trẻ em gái ở Athens cổ điển thường khắc họa chúng vận đồ cưới, và thường được chế tạo theo kiểu mẫu loutrophoroi - dạng bình đựng nước để dội tắm trước đám cưới.[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phụ_nữ_ở_Athens_Cổ_điển https://api.semanticscholar.org/CorpusID:225091578 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:143691079 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:31968702 https://archive.org/details/isbn_9780195067279 https://archive.org/details/dislocatingmascu0000un... https://api.semanticscholar.org/CorpusID:159972377 https://archive.org/details/cambridgecompani0000un... https://api.semanticscholar.org/CorpusID:161225008 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:161587459 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:144365160